Giám định về sở hữu công nghiệp là gì và thủ tục đăng ký

GIÁM ĐỊNH VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

1. Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau đây được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ:
a) Có nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động giám định theo quy định của pháp luật;
b) Có chức năng thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
c) Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ.

3. Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ:
a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Thường trú tại Việt Nam;
c) Có phẩm chất đạo đức tốt;
d) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.

5. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

6. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

THỦ TỤC NỘP ĐƠN GIÁM ĐỊNH VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1. Người nộp đơn giám định
1.1. Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (“Viện KHSHTT”/ “Viện”) chỉ thực hiện việc giám định với những đơn giám định của người có quyền trưng cầu/yêu cầu giám định quy định tại Khoản 4, 5 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật SHTT”) và Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP (“Nghị định 105/2006 sửa đổi”).
1.2. Người có quyền trưng cầu giám định gồm có:
Các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 200 Luật SHTT).
1.3. Người có quyền yêu cầu giám định gồm có:
• a. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;
• b. Tổ chức, cá nhân bị xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp;
• c. Tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.

2. Đơn và nộp Đơn giám định
2.1. Khái niệm
“Đơn giám định” là tập hợp các tài liệu, chứng cứ, mẫu vật… thể hiện yêu cầu, mục đích, đối tượng, nội dung giám định.
2.2. Các tài liệu bắt buộc phải có trong Đơn giám định:
• a. Đơn giám định phải có đầy đủ các tài liệu, mẫu vật sau đây:
• (i) Văn bản thể hiện yêu cầu giám định (Quyết định trưng cầu giám định/ Tờ khai yêu cầu giám định), trong đó có các thông tin về người yêu cầu/ trưng cầu; đối tượng giám định; mục đích, nội dung và các yêu cầu cụ thể khác về việc giám định;
• (ii) Tài liệu thể hiện căn cứ phát sinh/ xác lập quyền sở hữu công nghiệp (Văn bằng bảo hộ – Đăng ký quốc tế nhãn hiệu);
• (iii) Tài liệu, Mẫu vật thể hiện đối tượng giám định (tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo…, vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì … có chứa/mang đối tượng giám định);
• (iv) Hợp đồng dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp;
• (v) Chứng từ nộp phí giám định;
• (vi) Giấy ủy quyền (nếu Đơn giám định được nộp thông qua đại diện).
• b. Ngoài ra, Đơn có thể có các tài liệu khác nếu cần thiết cho việc giám định (tài liệu diễn giải lập luận của các bên liên quan; quyết định giải quyết vụ việc tương tự của các cơ quan có thẩm quyền; các thông tin hữu ích cho việc xem xét, đánh giá khi giám định; các kết quả kiểm nghiệm, đo lường…).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *